CƠ HỘI CỦA CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH GIÁO DỤC TẠI VIỆT NAM
- WorldLine Technology
- Jul 19, 2020
- 2 min read
Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo đó, đến năm 2020, phấn đấu 100% các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục và đào tạo thực hiện quản lý hành chính xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng; 70% cuộc họp giữa các cơ quan quản lý nhà nước và cơ sở giáo dục đào tạo được áp dụng hình thức trực tuyến.
70% lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được thực hiện qua mạng theo phương thức học tập kết hợp (blended learning); 50% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý trực tuyến tối thiểu mức độ 3, trong đó 30% được xử lý trực tuyến ở mức độ 4.
Việt Nam là đất nước có tỉ lệ cao sở hữu và sử dụng công nghệ
Theo các thống kê gần đây của Appota công bố, Việt Nam đang nằm trong top 20 nước có số người sử dụng internet cao nhất thế giới với 49 triệu người kết nối internet. Không những thế Việt Nam là quốc gia có chỉ số kết nối di động cao: 55% người Việt sở hữu điện thoại thông minh và theo dự báo, đến năm 2020 cứ 10 người Việt sẽ có 8 người dùng điện thoại di động (Google APAC) và 46% người sở hữu máy tính cá nhân. Điều này là điểm sáng cho việc học sinh dễ dàng tiếp cận với công nghệ của giáo dục hơn.
Nền kinh tế phát triển, người Việt đầu tư cho giáo dục nhiều hơn
Thu nhập bình quân đầu người tại Việt Nam hiện đang ở mức xấp xỉ 2.800 USD, nhưng nếu tính cả quy mô nền kinh tế bị bỏ sót sẽ ở mức 3.000 USD – chỉ kém các các quốc gia có thu nhập trung bình cao khoảng 990 USD/ người. Với mức chi tiêu trung bình cho giáo dục hiện nay là 40% tổng thu nhập, người Việt Nam chắc chắn sẽ còn tiếp tục đầu tư vào các chương trình giáo dục nhiều hơn nữa trong tương lai.
Đây chính là cơ hội mà các doanh nghiệp giáo dục cần nắm bắt để đưa ra nhiều giải pháp học tập thông minh, tiện lợi nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của người dùng Việt.
Nguồn: BASE RESOURCES
Comments