Nền thương mại hiện nay được thúc đẩy và phát triển bởi người mua sắm. Họ sẽ nghiên cứu thông tin sản phẩm qua các kênh trực tuyến hoặc tham khảo đánh giá của người thân bạn bè trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Theo khảo sát thì có đến 72% người mua sắm nghiên cứu các lựa chọn của họ trên các trang trực tuyến trước khi họ đến cửa hàng.
Mô hình đã thay đổi - người mua có toàn quyền kiểm soát hành trình mua hàng và ra quyết định của họ. Do đó, các thương hiệu có cơ hội tạo ra nhiều trải nghiệm mua sắm liền mạch bằng cách tương tác trực tiếp đến người tiêu dùng qua các nền tảng hoặc ứng dụng đi động. Bài viết này sẽ nêu lên
Tác động đến doanh thu - Tận dụng nhu cầu mà bạn đã có
Sẽ có 2 phân loại khách hàng cơ bản (1) Những người đến cửa hàng tìm một loại sản phẩm mà bạn cung cấp (2) Những người đến cửa hàng để mua một sản phẩm cụ thể của thương hiệu của bạn.
Trong trường hợp đầu tiên, nhà bán lẻ giới thiệu thương hiệu của bạn với khách hàng, nhưng trong trường hợp thứ hai, thương hiệu của bạn giới thiệu khách hàng với nhà bán lẻ. Ví dụ: Adidas đã xây dựng nhu cầu thương hiệu cho sản phẩm cụ thể của họ "Yeezy" rằng các tìm kiếm trung bình hàng tháng của họ nằm trong khoảng 100K-1M Adidas đã đạt được thứ hạng 1 một cách tự nhiên bởi độ hot của nó và hiệu quả hơn bất kỳ quảng cáo nào khác. Nếu Adidas đã xây dựng được nhu cầu đó, thì tại sao họ lại cần các trung gian và nhà bán lẻ để đáp ứng nhu cầu đó? Tại sao không khai thác trực tiếp danh mục đó bằng cách xóa các bên trung gian và bên thứ ba? Động thái này có thể tạo ra một tác động mạnh mẽ đến doanh thu của bạn. Khách hàng sẽ được mua hàng trực tiếp và nhận được những sự chăm sóc từ chính thương hiệu của bạn
Cung cấp trải nghiệm liền mạch và xây dựng sự tương tác trực tiếp với khách hàng của bạn Khách hàng mua hàng không chỉ là sản phẩm mà còn mua cả sự uy tín nổi tiếng của thương hiệu, và họ luôn mong đợi được kết nối trực tiếp với thương hiệu. Khách hàng có xu hướng tin tưởng sản phẩm hơn nếu họ mua trực tiếp từ các thương hiệu. Khi doanh nghiệp của bạn buôn bán sản phẩm thông qua các nhà phân phối bán lẻ, thương hiệu sẽ chỉ nói rất ít về "cách thức sản phẩm được bán". Họ hợp tác hòa thuận với nhà bán lẻ để đảm bảo khách hàng rời khỏi cửa hàng trực tuyến / ngoại tuyến một cách vui vẻ và hài lòng. Hơn nữa, thủ tục đổi trả hàng/ tiếp nhận khiếu nại có thể được xử lý tốt hơn bởi các thương hiệu so với các nhà bán lẻ. Tất nhiên, có những phức tạp trong việc xây dựng thương hiệu trực tiếp đến người tiêu dùng. Sự hiện diện của D2C cũng có thể là mối nguy cơ cho các kênh bán hàng khác. Ví dụ Cách tiếp cận D2C tích cực (như Nike) đặt mối quan hệ của các thương hiệu với các nhà phân phối vào tình huống khó xử. Nhưng chắc chắn rằng một thương hiệu sẽ ưu tiên Trải nghiệm khách hàng hơn tất cả vì chỉ có khách hàng mới tạo ra giá trị sản phẩm
Tương tác trực tiếp cho phép bạn thu thập dữ liệu và hiểu khách hàng hơn Khách hàng của bạn mong đợi những trải nghiệm được cá nhân hóa theo ngữ cảnh khi họ tương tác với thương hiệu của bạn. Hơn nữa, họ mong bạn ghi nhớ các lựa chọn và sở thích của họ để phục vụ tốt hơn cho họ cho lần mua tiếp theo. Bât cứ khách hàng cũng cảm thấy thích thú khi thương hiệu biết rõ sở thích thói quen mua hàng của họ để tư vấn sản phẩm phù hợp. Các thương hiệu D2C có cơ hội tương tác trực tiếp với khách hàng và thu thập dữ liệu đó để tạo ra những chiến dịch marketing phù hợp. Quan trọng nhất là sự gắn kết trực tiếp và xác thực với khách hàng thường cho bạn biết "lý do" đằng sau mỗi hành động của khách hàng và điều đó giúp thương hiệu hiểu rõ và có cái nhìn sâu sắc hơn.
Theo bạn thì còn lý do nào khác khiến các thương hiệu phải triển khai mô hình D2C hay không?
Nguồn: Altud Via #WorldLine_Technology
Comments